Chúng tôi có bệnh nhân được cấp cứu vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê, không có giấy tờ tùy thân. Vì không có thẻ BHYT trong người nên bệnh nhân được tiếp nhận như là đối tượng không có BHYT. Sau 3 ngày cứu chữa, bệnh nhân tỉnh lại, mới liên lạc với người nhà đến chăm sóc và đem thẻ BHYT tới. Với đa số phần mềm quản lý bệnh viện hiện có, trong trường hợp này người dùng phải lập lại hồ sơ cho bệnh nhân theo thông tin ghi trong thẻ BHYT và nhập lại dữ liệu về quá trình khám chữa bệnh; kết quả nhập dữ liệu về quá trình khám chữa bệnh của mấy ngày trước đó đều phải hủy bỏ, rất mất thời gian và gây ra lộn xộn trong việc quản lý hồ sơ, bệnh án. Xin hỏi, phần mềm quản lý bệnh viện SGIS Hospital Manager xử lý trường hợp này như thế nào.

Trả lời: Với phần mềm SGIS Hospital Manager, bạn chỉ cần khai báo lại thông tin của bệnh nhân là đủ.

Sau đây ví dụ cho trường hợp này và cách làm của người sử dụng phần mềm.

Khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng hôn mê và chưa biết các thông tin nhân dạng của bệnh nhân, chúng ta tạm thời nhập thông tin giả định cho bệnh nhân để tiếp nhân bệnh nhân vào viện. Trên hình vẽ dưới đây là ví dụ.

Hình vẽ 1. Tiếp nhận bệnh nhân với các thông tin giả định về bệnh nhân

Phần mềm tiếp nhận thông tin được nhập, tìm kiếm xem trong cơ sở dữ liệu đã có bệnh nhân như vậy chưa và tất nhiên là không tìm thấy, sẽ có thông báo như trên hình vẽ sau.

Hình vẽ 2. Thông báo của phần mềm xác nhận bệnh nhân mới của bệnh viện

Chúng ta tiếp nhận bệnh nhân vào khoa cấp cứu để kịp thời điều trị cho bệnh nhân, sau đó cho bệnh nhân nhập viện để điều trị nội trú.

Một thời gian sau bệnh nhân tỉnh lại, liên lạc với người nhà và người nhà mang thẻ BHYT của bệnh nhân tới bệnh viện. Trên giao diện ‘Tiếp nhận bệnh nhân” (ngoại trú hoặc nội trú), nhân viên bệnh viện đổi “Đối tượng” khám, chữa bệnh của bệnh nhân từ “Dịch vụ” sang “BHYT” và nhập mã thẻ và các thông tin khác của bệnh nhân vào phần mềm thay thế cho thông tin cũ đã nhập hôm cấp cứu trước đó. Khi phần mềm tiếp nhận thông tin thay thế, nó sẽ tìm kiếm xem trong cơ sở dữ liệu của bệnh viện đã có bệnh nhân nào có mã thẻ BHYT tương tự như vậy chưa và sẽ có hai khả năng xảy ra.

1. Trường hợp thứ nhất: Phần mềm tìm thấy bệnh nhân có mã thẻ BHYT tương tự và thông báo cho người dùng biết (xem hình vẽ sau)

Hình vẽ 3. Thông báo của phần mềm khi tìm thấy mã thẻ BHYT được nhập đã có trong cơ sở dữ liệu

và kích hoạt giao diện chứa kết quả tìm kiếm (xem hình vẽ sau)

Hình vẽ 4. Danh sách bệnh nhân có mã thẻ BHYT trùng với mã thẻ được nhập

Nếu đúng là bệnh nhân cần tìm, người dùng chỉ cần chọn bệnh nhân trên bảng kết quả, toàn bộ dữ liệu về khám, chữa bệnh trong đợt hiện tại sẽ được gán cho bệnh nhân được tìm thấy, cụ thể ở trên màn hình là Phùng Thị Loan. Các thông tin liên quan đến bệnh nhân “Chưa Biết Họ Tên” sẽ bị xóa hay nói cách khác bệnh nhân “Chưa Biết Họ Tên”  được thay thế bằng “Phùng Thị Loan”. Trên hình vẽ dưới đây là kết quả thay thế trên giao diện tiếp nhận bệnh nhân.

Hình vẽ 5. Các thông tin giả dịnh về bệnh nhân được nhập khi cấp cứu đã được thay bằng thông tin chính thức

Tất nhiên, nếu phần mềm tìm thấy mã thẻ tương tự trong CSDL, nhưng bệnh nhân mang thẻ đó trong CSDL lại không phải là bệnh nhân đang điều trị và được người nhà mang thẻ đến thì đây là sự nhầm lẫn của con người (do BHXH VN cấp thẻ trùng lặp? do bệnh nhân cố tình dùng thẻ của người khác?...) và không liên quan đến phần mềm. Bệnh viện phải tham vấn các cơ quan có thẩm quyền trước khi có thông tin cuối cùng để xử lý cho phù hợp.

2. Trường hợp thứ hai: Phần mềm không tìm thấy mã thẻ BHYT tương tự đã có trong CSDL, nó sẽ thay thông tin của bệnh nhân “Chưa Biết Họ Tên” bằng thông tin mới được nhập từ thẻ (họ tên, mã thẻ BHYT, hạn thẻ, ngày sinh, giới tính…), dữ liệu liên quan đến quá trình khám chữa bệnh vẫn giữ nguyên cho bệnh nhân “Chưa Biết Họ Tên” nhưng đã được đổi thành tên mới.

Tóm lại, khi người nhà mang thẻ BHYT của bệnh nhân đến, người dùng phần mềm chỉ cần thay thông tin giả định đã nhập của bệnh nhân bằng thông tin trên thẻ BHYT là đủ. Mọi việc còn lại sẽ do phần mềm tự xử lý.