Phần mềm SGIS Hospital Manager có quản lý xưởng sơ chế, sao chế thuốc y học cổ truyền một cách thống nhất trong hệ thống kho dược của bệnh viện không?

Trả lời: Có, trong một hệ thống thống nhất!

Một bệnh viện có thể có một đến nhiều xưởng sao chế thuốc y học cổ truyền. Những xưởng sao chế này được hệ thống SGIS Hospital Manager quản lý như những kho thuốc khác, trong cùng một hệ thống thống nhất với các kho thuốc, tủ trực, cũng được cấp các quyền để tham gia vận hành như các kho khác: nhập thuốc từ các công ty cung cấp thuốc (các nhà thầu), nhận thuốc từ kho cấp trên nào đấy và xuất thuốc cho các kho cấp dưới.

Điều khác biệt của xưởng bào chế so với một kho bình thường là nó chỉ tiếp nhận thuốc sống y học cổ truyền và thuốc y học cổ truyền sau khi đi qua xưởng sao chế (nhập từ ngoài  hoặc từ kho cấp trên vào xưởng, được sao chế và xuất cho kho cấp dưới) thì sẽ bị hao hụt với tỷ lệ hao hụt được quy định trong Thông tư 43/2017/TT-BYT. Giá đầu ra của một đơn vị khối lượng thuốc sẽ được tính theo công thức trong Thông tư 43/2017/TT-BYT sao cho tổng giá trị tính thành tiền của lô thuốc vào xưởng bằng tổng giá trị của chính nó lúc ra xưởng.

SGIS Hospital Manager cung cấp cho người dùng giao diện để khai báo tỷ lệ hao hụt của mỗi loại thuốc và giao diện khai báo các công đoạn sao chế (sơ chế, phức chế) mà xưởng sao chế đảm nhận.

Trên hình vẽ 1 là giao diện để người dùng nhập tỷ lệ hao hụt do sao chế được quy định trong Thông tư 43/2017/TT-BYT đối với từng loại thuốc sống. Việc khai báo này chỉ cần thực hiện một lần khi nhập danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện. Sau này nếu xuất hiện loại thuốc y học cổ truyền mới thì mới cần bổ sung thêm.

Xin lưu ý bạn là tại đây người dùng cũng có thể nhập tỷ lệ hao hụt do cân, chia cho từng loại thuốc và chi phí trung bình cho việc sao chế, việc bào chế một đơn vị thuốc (kg, viên, lọ…) nếu bệnh viện cần.

Hình vẽ 1. Giao diện để nhập tỷ lệ hao hụt do sao chế và tỷ lệ hao hụt do cân, chia

Trên hình vẽ 2 là giao diện để người dùng đánh dấu vào những công đoạn sao chế mà xưởng sao chế thực hiện và được tính hao hụt.

Đa số bệnh viện y học cổ truyền chỉ có một xưởng sao chế và nó đảm nhận tất cả các công đoạn sao chế. Trong trường hợp này ta đánh dấu tất cả 7 công đoạn sao chế cho xưởng. Tất nhiên, phần mềm không loại trừ trường hợp một bệnh viện có hai hoặc nhiều xưởng sao chế, trong đó có xưởng chỉ thực hiện một số công đoạn nhất định. Trong trường hợp này, xưởng nào thực hiện những công đoạn nào thì ta khai báo cho phần mềm đúng như vậy. Nói cách khác, ngay cả đối với việc quản lý xưởng sao chế thuốc y học cổ truyền thì hệ thống SGIS Hospital Manager cũng cho phép người dùng mô phỏng đúng thực tế hoạt động của bệnh viện.

Với các thông tin được khai báo về tỷ lệ hao hụt của thuốc sống y học cổ truyền theo Thông tư 43/2017/TT-BYT và các công đoạn sao chế mà xưởng sao chế thực hiện, chi phí sao chế nếu có, đối với mỗi lô thuốc được sao chế, phần mềm căn cứ vào khối lượng thuốc nhập vào xưởng sẽ tự động tính toán khối lượng thành phẩm sao chế và giá thành phẩm

Hình vẽ 2. Giao diện để khai báo các công đoạn sao chế thuốc sống y học cổ truyền mà xưởng sao chế đảm nhận và được tính hao hụt thuốc do sao chế