Theo quy định của Bộ Y tế và quy định trong văn bản 5328/BHXH-CSYT ngày 29/12/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cách tính phí sử dụng giường của bệnh nhân nội trú khá phức tạp. Hầu hết phần mềm quản lý bệnh viện hiện nay đều không thực hiện được cách tính theo quy định đó và thường là đơn giản hóa cách tính, theo đó bên chịu thiệt chủ yếu là cơ sở khám, chữa bệnh. Thậm chí có những phần mềm người dùng phải tự tính lấy thời gian sử dụng giường của bệnh nhân sau mới nhập cho phần mềm để tính tiền, vừa mất thời gian, khó có thể tuân thủ theo quy định của văn bản 5328/BHXH-CSYT do sự phức tạp của nó, lại dễ sai sót. Phần mềm SGIS Hospital Manager xử lý bài toán này thế nào?

Trả lời: Hoàn toàn tự động và cách tính tuân thủ một cách chặt chẽ quy định trong văn bản 5328/BHXH-CSYT ngày 29/12/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và văn bản số 15/2018/TT-BYT ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế.

Để thực hiện được như vậy, phần mềm cung cấp cho người dùng (nhân viên hành chính các khoa điều trị nội trú) giao diện phân phòng, giường cho bệnh nhân, ghi nhận thời gian bệnh nhân được nhận giường, thời gian thay đổi giường hoặc thay đổi tình trạng bệnh (ví dụ như thay đổi từ tình trạng chờ phẫu thuật sang tình trạng hậu phẫu, từ tình trạng hậu phẫu sang tình trạng điều trị thường...). Khi bệnh nhân chuyển khoa hoặc xuất viện, chuyển viện, phần mềm tự động ghi nhận sự kiện này và coi đó là thời điểm bệnh nhân trả lại giường mình đang sử dụng nếu như người dùng (nhân viên hành chính của khoa) không can thiệp, chỉnh sửa. Khi bệnh nhân thanh toán viện phí, phần mềm căn cứ vào các mốc thời gian sử dụng giường cũng như chế độ sử dụng giường tương ứng với tình trạng bệnh trong các quãng thời gian đó, căn cứ các quy định trong các văn bản 5328/BHXH-CSYT và 15/2018/TT-BYT để tính đúng, tính đủ thời gian sử dụng giường và phí sử dụng giường tương ứng với thời gian sử dụng.

Ở đây xin lưu ý bạn là số lượng giường của mỗi một bệnh viện có hạn theo quy định của Bộ Y tế và mỗi giường trong mỗi khoa điều trị nội trú được gắn một mã nhất định (ví dụ như H001, H002... đối với giường kế hoạch hoặc T001, T002... đối với giường thêm...). Thế nhưng, cũng giường đó, tương ứng với từng trạng thái của bệnh nhân, công sức và lượng vật tư tiêu hao dùng để chăm sóc bệnh nhân khác nhau dẫn đến giá sử dụng giường khác nhau, đặc biệt là đối với khoa ngoại. Ở khoa ngoại, cũng giường đó, nếu bệnh nhân nằm chờ phẫu thuật thì giá sử dụng giường khác, sau khi phẫu thuật xong thì giá khác, kết thúc thời gian hậu phẫu chuyển sang điều trị bình thường thì giá khác. Phần mềm SGIS Hospital Manager mô phỏng đúng cách vận hành thực tế này, người dùng chỉ cần chọn thời điểm cấp giường cho bệnh nhân và giá tương ứng với trạng thái của bệnh nhân là đủ. Việc tính thời gian sử dụng giường của từng giai đoạn, tính phí sử dụng giường theo đúng các văn bản 5328/BHXH-CSYT và 15/2018/TT-BYT do phần mềm tự đảm nhận.

Dưới đây là một số ví dụ để minh họa cho bạn.

Ví dụ 1:

Trên hình vẽ 1 sau đây là ví dụ sử dụng giao diện phân phòng, giường cho bệnh nhân tại bệnh viện Thể Thao Việt Nam. Bệnh nhân Nguyễn Thị Hải có BHYT, bị gãy bánh chè, nhập viện vào khoa Ngoại Tổng hợp, nhận giường số 01 tại phòng P.313 lúc 9 giờ 22 phút ngày 03/4/2020. Giá giường lúc này là 160.000đ/ngày ứng với trạng thái chờ phẫu thuật của bệnh nhân. Vào 14 giờ 10 phút ngày 04/4/2020 bệnh nhân sau khi phẫu thuật, quay trở về giường cũ phòng P.313, và bắt đầu từ lúc này giá giường sẽ là 256.300đ/ngày – loại "Giường ngoại Ngoại khoa loại 1 hạng II – Khoa Ngoại tổng hợp" ứng với trạng thái hậu phẫu của bệnh nhân.

Hình vẽ 1. Đổi chế độ tính giá giường cho bệnh nhân có BHYT sau khi phẫu thuật

Hình vẽ 2. Kết quả thay đổi chế độ tính giá giường cho bệnh nhân có BHYT sau khi phẫu thuật. Giá giường 256.300đ/ngày được tính từ thời điểm này cho đến khi bệnh nhân được đổi chế độ giường mới (hết hậu phẫu) hoặc chuyển khoa hoặc ra viện hoặc chuyển viện

Trên hình vẽ 3 dưới đây là kết quả tính thử tổng viện phí cho bệnh nhân tại thời điểm 22 giờ 21 phút ngày 7/4/2020 – lúc bệnh nhân vẫn đang điều trị, chưa xuất viện. Bệnh nhân chưa xuất viện, chưa có kết quả điều trị cuối cùng, phần mềm tạm coi kết quả điều trị là khỏi bệnh. Căn cứ vào các quy định của văn bản 5328/BHXH-CSYT, thời gian sử dụng và giá giường được tính như sau.

1. Bệnh nhân nhận giường 01 phòng P313 từ 9g23p ngày 03/4/2020, phí sử dụng là 1600.000đ/ngày. Cho đến 9g23p ngày 04/4/2020 vừa đúng trọn 24 giờ bệnh nhân giữ nguyên trạng thái bệnh, không đổi sang giường khác hay chuyển khoa, do đó phí sử dụng giường được tính 1 ngày với giá 160.000đ:

1 ngày x 160.000 đ

2. Trong vòng 24 giờ từ 9g23p ngày 04/4/2020 đến 9g23p ngày 05/4/2020, bệnh nhân chuyển trạng thái bệnh vào lúc 14g10p ngày 04/4/2020 từ chờ phẫu thuật sang hậu phẫu và phí sử dụng giường cũng thay đổi từ 160.000đ sang 256.300đ, trong đó thời gian sử dụng với giá 160.000đ là {14g10p – 9g23p = 4g47p > 4 tiếng đồng hồ}, thời gian sử dụng với giá 256.300 đ là {24g – 4g47p = 19g23p > 4 tiếng đồng hồ}. Theo văn bản 5328/BHXH-CSYT, phần mềm sẽ tính phí sử dụng giường của bệnh nhân trong 24 giờ đó là:

0.5 ngày x 160.000 đ + 0.5 ngày x 256.300 đ

3. Từ 9g23p ngày 05/4/2020 đến thời điểm tính viện phí 22g40p ngày 07/4/2020, tổng cộng là 61g 17p, đổi sang ngày sẽ được 2 ngày 13g17p là thời gian sử dụng giường tiếp tục với giá 256.300đ. Theo văn bản 5328/BHXH-CSYT, số dư 13g17p > 4 tiếng đồng hồ nên phần mềm sẽ tính tăng thêm 01 ngày sử dụng giường và như vậy phí sử dụng tiếp theo sẽ là

3 ngày x 256.300 đ

4. Tổng hợp lại, phí sử dụng giường của bệnh nhân từ 9g23p ngày 03/4/2020 đến 22g40p ngày 07/4/2020 sẽ là

1.5 ngày x 160.000 đ + 3.5 ngày x 256.300 đ

5. Tiếp theo, phần mềm so sánh kết quả tính dựa vào văn bản 5328/BHXH-CSYT với các quy định trong văn bản 15/2018/TT-BYT. Theo 15/2018/TT-BYT, số ngày điều trị của bệnh nhân Nguyễn Thị Hải đến thời điểm 22g40p ngày 07/4/2020 sẽ là 7-3 = 4 ngày với giả định là điều trị khỏi bệnh vì bệnh nhân chưa ra viện. Do có giới hạn này, số dư 13g17p cuối cùng sẽ được phần mềm cắt bỏ và tổng số ngày sử dụng giường còn lại là 4 ngày.

Hình vẽ 3. Kết quả tính thử viện phí cho bệnh nhân tại thời điểm 22 giờ 43 phút ngày 7/4/2020 khi bệnh nhân chưa xuất viện

Cuối cùng, phí sử dụng giường của bệnh nhân Nguyễn Thị Hải tính đến thời điểm 22g40p ngày 07/4/2020 sẽ là:

1.5 ngày x 160.000 đ + 2.5 ngày x 256.300 đ

Kết quả này được thể hiện trên bảng tính trong hình vẽ 3.

Đến thời điểm 0g4p ngày 08/4/2020, nghĩa là qua ngày hôm sau được 4 phút so với lần tính trước, nếu để phần mềm tính lại viện phí cho bệnh nhân Nguyễn Thị Hải, thời gian và phí sử dụng giường theo văn bản 15/2018/TT-BYT là

1.5 ngày x 160.000 đ + 3.5 ngày x 256.300 đ

Lúc này số ngày điều trị theo văn bản 15/2018/TT-BYT đã là {8-3 = 5 ngày}, do đó tổng số ngày sử dụng giường sẽ được phần mềm giữ nguyên 5 ngày và phí sử dụng giường của bệnh nhân Nguyễn Thị Hải tính đến thời điểm 0g04p ngày 08/4/2020 sẽ là:

1.5 ngày x 160.000 đ + 3.5 ngày x 256.300 đ

Kết quả này được thể hiện trên bảng tính trong hình vẽ 4.

Hình vẽ 4. Kết quả tính thử viện phí cho bệnh nhân Nguyễn Thị Hải tại thời điểm 0 giờ 04 phút ngày 8/4/2020 (bệnh nhân chưa xuất viện)

Ví dụ 2:

Trên hình vẽ 5 dưới đây là bảng phân giường cho bệnh nhân Lê Gia Thắng. Bệnh nhân được đưa đến khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Thể thao Việt Nam vào lúc 16g25p ngày 21/3/2020 – ngày thứ 7 của tuần. Bệnh nhân có BHYT, nhưng sử dụng dịch vụ khám theo thỏa thuận, được cấp giường số 01 phòng P.115 vào lúc 16g37p ngày 21/03/2020 tại khoa Hồi sức Cấp cứu. Phí sử dụng giường là 130.600đ.

Đến 7g49p ngày 23/3/2020 bệnh nhân được chuyển vào khoa Mắt-TMH-RHM, nhận giường tại đó vào lúc 7g50p ngày 23/3/2020. Phí sử dụng giường là 160.000 đ.

Bệnh nhân được chuyển đi bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức vào lúc 15g20p ngày 24/3/2020 (xem hình vẽ 6).

Như vậy:

Thời gian sử dụng giường với giá 130.600đ của bệnh nhân là:

39g13p = 1 ngày + 15g13p

Thời gian sử dụng giường với giá 160.000 đ của bệnh nhân là:

31g30p = 1 ngày + 7g30p

Căn cứ vào các quy định của văn bản 5328/BHXH-CSYT, phần mềm tính tổng thời gian và phí sử dụng của bệnh nhân là

    1. ngày x 130.600đ + 1.5 ngày x 160.000đ

Số ngày điều trị của bệnh nhân là

                               24-21 + 1 = 4 ngày

Như vậy, tổng số ngày giường là 3 ngày < 4 ngày điều trị, phần mềm không phải điều chỉnh lại kết quả tính. Nếu tính một cách chính xác đến phút, thời gian sử dụng giường của bệnh nhân tại BV Thể thao Việt nam là 2 ngày 22 giờ 43 phút, được tính lên theo văn bản 5328/BHXH-CSYT là 3 ngày.

Kết quả tính viện phí cho bệnh nhân được phần mềm thực hiện và thể hiện trên hình vẽ 7.

Hình vẽ 5. Bảng kê thời điểm nhận giường tại các khoa Khám bệnh & HSCC, khoa Mắt- TMH-RHM của bệnh nhân Nguyễn Duy Giáp

Hình vẽ 6. Bệnh nhân chuyển viện lên tuyên trên vào 15g20p ngày 24/3/2020

Hình vẽ 7. Kết quả tính viện phí của bệnh nhân Nguyễn Duy Giáp

Hình vẽ 8. Bảng kê viện phí của bệnh nhân Nguyễn Duy Giáp theo mẫu 6556/QĐ-BYT