Bệnh viện chúng tôi đang dùng phần mềm quản lý bệnh viện của FPT. Khoa nội của chúng tôi có số lượng bệnh nhân thường xuyên nhiều hơn bệnh nhân ở các khoa nội trú khác, cho nên việc khám bệnh, kê đơn hàng ngày cho bệnh nhân bao giờ cũng kết thúc xong sau các khoa khác. Vì vậy, khi chúng tôi tổng hợp số lượng thuốc của bệnh nhân, lên kho nhận thuốc thì các khoa khác đã nhận thuốc trước đấy, chúng tôi nhận thuốc sau cùng và thường xuyên kho không còn đủ thuốc để phát, nếu không loại thuốc này thì là loại khác, lại phải về hủy đơn mà kho không còn thuốc, kê lại đơn khác cho bệnh nhân. Ngày nào cũng vậy nên bác sỹ và điều dưỡng rất mệt mỏi. Với phần mềm SGIS Hospital Manager có xảy ra tình trạng như vậy không?

Trả lời: Việc tổ chức quản lý hệ thống kho, bao gồm các kho dược, vật tư, hóa chất, máu, các tủ trực, xưởng sao chế, xưởng bào chế thuốc y học cổ truyền của hệ thống SGIS Hospital Manager và mô phỏng luồng di chuyển của thuốc, vật tư trong bệnh viện, luồng di chuyển giữa đối tác cung cấp thuốc, vật tư… với bệnh viện hoặc giữa bệnh viện với đơn vị khác (ví dụ như đơn vị nhận thuốc để chống dịch chẳng hạn) được thực hiện một cách chặt chẽ, chính xác và đây là một trong những tính năng vượt trội của hệ thống so với các phần mềm tương tự khác. Tương tác giữa các bác sỹ kê đơn với các kho, tủ trực là hoạt động nằm trong tổng thể toàn bộ các hoạt động được mô phỏng đó. Số lượng mỗi loại thuốc bác sỹ nhìn thấy trên giao diện kê đơn là số lượng đang có trong kho (kho mà bác sỹ đang định gửi đơn đến) và cũng là số lượng bác sỹ có thể kê tại thời điểm truy vấn để hiển thị hiện trạng của kho lên màn hình. Trong quá trình bác sỹ đang kê đơn, có thể số lượng một vài loại thuốc trong kho đã tăng (được nhập thêm) hoặc giảm (có bác sỹ khác đã kê, có kho khác đã đặt), do đó khi tiếp nhận đơn kê của bác sỹ, phần mềm kiểm tra lại tính khả thi của đơn, nghĩa là kiểm tra xem kho còn đủ số lượng để cấp phát không, nếu không đủ, sẽ cảnh báo và buộc bác sỹ phải thay đổi lại đơn. Tại một thời điểm cho dù có hàng ngàn bác sỹ cùng kê một loại thuốc từ một kho dược, phần mềm vẫn hoàn toàn kiểm soát được tình hình.

Nói cách khác, đã kê đơn trên phần mềm, kho sẽ có thuốc đáp ứng, không bao giờ có hiện tượng đơn đã kê trên phần mềm mà kho không còn thuốc để phát cho bệnh nhân.

Sau đây là các hình ảnh của một ví dụ trong muôn ngàn tình huống được phần mềm kiểm soát để đảm bảo là đã kê đơn thì kho phải có thuốc phát cho bệnh nhân.

Hình vẽ 1. Trên bảng thống kê trước đấy 1 phút bác sỹ có tài khoàn “khamngoai_bvtt” nhìn thấy số lượng Amoxicllin trong Kho Chính là 6900 viên và kê cho bệnh nhân đơn thuốc với số lượng 10 viên Amoxicllin

Hình vẽ 2. Trong khi bác sỹ với tài khoản “khamngoai_bvtt” đang kê đơn thì người quản lý kho lẻ với tài khoản “nhapkhole_bvtt” đã lập xong phiếu đề nghị kho chính cấp cho kho lẻ 6895 viên Amoxicllin

Hình vẽ 3. Chỉ sau đó micro giây, bác sỹ “khamngoai_bvtt” nhập xong đơn kê và bấm phím “Chấp nhận” trên giao diện kê đơn, ngay lập tức nhận được thông báo không đủ thuốc như trên hình vẽ, mặc dù trong bảng hiện trạng thuốc của kho vẫn còn nguyên 6900 Amoxicllin vì đây là số liệu được truy vấn trước đó 1 phút

Hình vẽ 4. Khi bác sỹ tắt cửa sổ thông báo, phần mềm tự động truy vấn lại số lượng thuốc của kho chính từ cơ sở dữ liệu và hiển thị kết quả truy vấn lên giao diện kê đơn, trong đó thể hiện rõ số lượng Amoxicllin mà bác sỹ lúc này có thể kê từ kho chính chỉ còn 5 viên